“Sự đa dạng là một thực tế, sự hòa nhập là một hành động”.
Việc chỉ kết hợp mọi người lại chưa đủ để gặt hái được những lợi ích của sự đa dạng. Tổ chức cần đón nhận và trân trọng sự đa dạng của mỗi cá nhân.
Cách đo lường: mọi người đều cảm thấy được chào đón, an toàn ở nơi làm việc và hòa nhập trong công việc. Để làm được việc này, cần có sự đồng lòng và hợp tác của tất cả nhân viên.
An toàn tâm lý không nhất thiết cần vui vẻ và đồng thuận mọi lúc mà là cảm giác an toàn để mỗi cá nhân có thể lên tiếng hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt một cách văn minh mà không bị quở trách hoặc trừng phạt. Ở mức cao nhất, cá nhân cảm thấy an toàn khi lên tiếng tố giác những vấn đề sai trái trong tổ chức.
“Sự an toàn tâm lý cung cấp môi trường thích hợp để nhận phản hồi thẳng thắn, thừa nhận sai lầm và học hỏi từ đồng nghiệp” – Gustavo Razzetti
Có bốn cấp độ an toàn tâm lý, mang đến cho cá nhân cảm giác:
1. Được hòa nhập
2. An toàn để học hỏi
3. An toàn để đóng góp
4. An toàn để thử thách
Các tổ chức chỉ có thể phát triển lành mạnh khi mọi người cảm thấy an toàn để có thể minh bạch, trung thực, thẳng thắn, cởi mở với cảm xúc, đặc biệt trong bối cảnh gặp thử thách hoặc thất bại.
Để đạt đến mức cao nhất đó, tổ chức không chỉ tạo ra không gian an toàn mà còn là “không gian dung cảm” bằng cách tạo ra văn hóa hòa nhập, đa dạng về tư tưởng và tự do thử nghiệm.
Nhận thức được tầm quan trọng của sự hòa nhập và an toàn tâm lý, nhiều tổ chức tại Việt Nam hiện có những dấu hiệu tích cực khi nỗ lực tạo ra môi trường tôn trọng sự khác biệt, trao quyền tự do chia sẻ cho nhân sự. Tại Mcredit, tinh thần này nằm trong giá trị cốt lõi của công ty: tôn trọng sự khác biệt và hợp tác dựa trên sự thấu hiểu. Nhờ vậy, Mcers (nhân sự tại Mcredit) có không gian và năng lượng để tối ưu và khai phá năng lực cũng như tiềm năng của chính mình.
Nguồn: Quản lý Mở - Dr. Cherry Vũ, Rob England, 2022