Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

 

#Minsights | 3 BÍ QUYẾT VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN

Việc càng nặng, bạn càng muốn trì hoãn. Nhưng chỉ cần vượt được qua 3 cửa ải phổ biến của thói quen xấu này, bạn có thể vượt qua chính mình để trở thành ''siêu chiến binh”.

3 cửa ải níu chân đó là: Thiếu kỷ luật, Không vị tha với bản thân và Đánh giá sai nhiệm vụ.

1. Thiếu kỷ luật

Khi đứng trước 2 lựa chọn: làm việc và thư giãn, ta thường có xu hướng chọn sự thư thái. Mặt khác, việc thiếu thói quen tốt cũng là lý do khiến chúng ta dễ bỏ bê công việc hơn. 

Nếu có thói quen, bạn sẽ dễ dàng thực hiện các nhiệm vụ như một guồng quay và chống lại sự sao nhãng, cần nhiều tháng để tạo được thói quen tốt.

Làm thế nào để có thói quen tốt? Cơ bản nhất là lên lịch ‘deep work (làm việc sâu)’ một cách nhất quán.

“Làm việc sâu” là tập trung vào những đầu việc quan trọng, những dự án dài hạn như thực hiện nghiên cứu thị trường hoặc viết một cuốn sách… Đây thường là những nhiệm vụ thách thức, có thể khiến bạn chùn bước khi nghĩ đến. Nhưng bắt tay vào việc đều đặn mỗi ngày, theo một khung giờ nhất định, sẽ khiến cảm giác thực hiện bớt khó khăn hơn.

2. Thiếu vị tha với cảm xúc bản thân

Chúng ta có xu hướng né tránh những nhiệm vụ khơi dậy cảm xúc tiêu cực để bớt căng thẳng.

Tránh né việc khó là một chiến thuật tâm lý giúp con người cảm thấy thoải mái tức thời, nhưng càng áp dụng nhiều, bạn càng lo lắng hơn vì biết rằng vấn đề vẫn còn đó. 

Để giải quyết tận gốc rễ, bạn cần tự nhận thức: việc bạn trì hoãn xuất phát từ tình trạng sức khỏe tinh thần hiện tại chưa đủ ổn, khiến bạn không có động lực làm những việc đòi hỏi đầu tư công sức? Hay những nhiệm vụ này khiến bạn cảm thấy khó chịu vì trải nghiệm trong quá khứ? Ví dụ: cứ nhắc đến việc gửi thư trình duyệt cấp trên, bạn nghĩ đến những lần bị từ chối vì nội dung chưa đáp ứng được yêu cầu và phải sửa lại nhiều lần. 

Khi gọi tên được nguyên nhân, bạn có thể tháo gỡ cảm xúc. Đầu tiên, bạn cần đánh giá mức độ khó chịu của nhiệm vụ đang trì hoãn theo thang 10. Nhiệm vụ càng khó chịu, bạn đặt ra 1 phần thưởng càng cao cho chính mình để thực hiện. Ngoài ra, nghĩ về điểm tích cực mà nhiệm vụ đó mang lại cho bạn: tốt cho kỹ năng, tốt cho môi trường công việc mà bạn muốn cải tổ từ lâu… để có thêm động lực. 

Mặt khác, hãy giải quyết từ các bước đơn giản nhất, khiến bạn ít sợ hãi nhất. Về mặt tâm lý, mọi việc sẽ dần trở nên trở nên dễ chấp nhận hơn.

3. Đánh giá sai nhiệm vụ

Có thể bạn vốn có tính kỷ luật cao, nhưng mục tiêu của nhiệm vụ khiến bạn thấy “bất khả thi” và những khó khăn trong thực tế khiến bạn trì hoãn công việc. 

Hãy thử tư duy ngược: điều gì làm nhiệm vụ này có thể trở nên khó khăn hơn bản chất vốn có? Sau đó tính đến việc làm gì để cho nó trở nên đơn giản hóa. Ví dụ: khi được giao một nhiệm vụ, bạn ngay lập tức nghĩ rằng mình phải làm xong ngay, hoặc theo đúng tiêu chuẩn của chuyên gia trong ngành, biến nhiệm vụ trở thành một thách thức phải vượt qua. 

Ngược lại, nếu không đề cao, nghiêm trọng hóa  quá mức, bạn có thể dễ dàng giải quyết như bao nhiệm vụ khác. Chấp nhận rằng hoàn toàn có thể có những sai lầm và sự không hoàn hảo xảy ra khi bạn làm theo cách riêng của mình, khai thác thế mạnh của chính mình.

Kết
Bên cạnh 3 yếu tố này, dần dần bạn sẽ cần học cách chấp nhận công việc đầy cạnh tranh. Những nhiệm vụ mới, xa lạ với thế mạnh hoặc cách làm vốn có bao giờ cũng khó hơn nhưng mang lại giá trị tiềm năng lớn hơn. 

Cũng nhờ vậy, bạn có thể tiến bộ và mở mang kỹ năng nghề nghiệp. Chỉ cần mỗi lần cảm thấy căng thẳng vì gặp nhiệm vụ thách thức, bạn đừng vội kết luận tiêu cực về bản thân (năng lực kém, không tiến bộ…). Tinh thần mạnh mẽ, tự tin sẽ giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn và thành công hơn trong công việc.

Nguồn: Career Builder
Minh họa & biên tập: Mcredit Careers

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.