Welcome To Talentnetwork

Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

 

#MKNOWLEDGE | NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

 

1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân là cách sử dụng tiền sao cho hợp lý theo nhu cầu cần thiết, mục tiêu cá nhân, dự định tương lai,... và có một nguồn quỹ dự phòng khi có bất kỳ trường hợp rủi ro, khẩn cấp nào xảy ra. Điều này không những giúp bạn sống thoải mái, tận dụng tối đa tài sản của mình mà còn tránh gặp phải các tình huống không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

2. Vì sao bạn cần có những quy tắc quản lý tài chính cá nhân?

Để quản lý tài chính hiệu quả, bạn phải nắm được các nguyên tắc cũng như cách thực hiện tốt mà Mcredit đề xuất dưới đây:

 

Hiểu rõ hơn về dòng tiền và nhận thức về tình hình tài chính của bản thân
Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát được cách thức hoạt động của đồng tiền và biết được mình có cần thêm nguồn thu nhập hay không hoặc phải giảm chi tiêu hay nên có khoản đầu tư tài chính cá nhân phù hợp,...


Đảm bảo tài chính ổn định
Bên cạnh nguồn thu nhập từ việc đi làm kiếm tiền hay buôn bán kinh doanh, hàng tháng bạn vẫn cần có những khoản chi tiêu cho bản thân hoặc gia đình. Do đó, để đảm bảo cân bằng về mặt tài chính, chi tiêu hợp lí và có thể tiết kiệm từ thu nhập, bạn nên biết cách quản lý tài chính cá nhân sao cho thật hiệu quả.


Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
Khi am hiểu về quản lý chi tiêu cá nhân, bạn có thể xây dựng được các mục tiêu tài chính trong tương lai để dần dần đạt được như: mua nhà, mua xe, đầu tư tài chính cá nhân,… Hơn nữa, từ đó bạn cũng nắm bắt được khả năng thực hiện và thời gian đạt được của những mục tiêu này.


Chủ động tài chính trong mọi trường hợp

Quỹ dự phòng là khoản tiền dự tính vô cùng quan trọng đối với các cá nhân hay gia đình bởi nó giúp bạn chủ động tài chính trong mọi trường hợp bất ngờ như tai nạn, bệnh tật,...


Gia tăng tài sản của bạn
Việc am hiểu về tài chính và lập các mục tiêu tương lai mà quản lý tài chính cá nhân mang lại sẽ giúp bạn phát triển tài sản của mình nhanh chóng dựa theo định hướng. Hơn nữa, điều đó còn giúp bạn đầu tư tài chính cá nhân đúng đắn, loại bỏ các khoản nợ không cần thiết, gia tăng khoản tiết kiệm.


Cách quản lý tài chính cá nhân tốt giúp nâng cao mức sống
Cách quản lý tài chính cá nhân đúng đắn sẽ giúp bạn gia tăng tài sản, ổn định tài chính và có các khoản dự phòng đảm bảo cuộc sống an toàn. Từ đó bạn có các khoản dư dả để đầu tư vào bản thân, thỏa mãn các sở thích cá nhân như du lịch, mua sắm và nâng cao mức sống.

3. Top 5 quy tắc cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quản lý tài chính là điều cần thiết để đảm bảo sự đủ đầy cho cuộc sống mỗi người. Tuy nhiên, việc sử dụng tiền ra sao, làm cách nào để hiệu quả không phải là điều đơn giản. Top 5 quy tắc “vàng” được giới thiệu trong bài viết sẽ là khởi đầu cho bất cứ ai muốn lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân tối ưu. Xem ngay cùng Mcredit nhé!

 

3.1. Quy tắc 50 - 30 -20
50 - 30 - 20 là quy tắc quản lý tài chính cá nhân được nhiều người tin tưởng và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày bởi tính thực tế và sâu sát. Để hiểu đơn giản quy tắc này, bạn hãy chia thu nhập hằng tháng ra 3 phần, mỗi phần chiếm tỉ trọng lần lượt là 50%, 30% và 20% như sau:
- 50% thu nhập dành cho các chi phí cố định: Thường là các khoản chi tiêu cho nhà cửa, ăn uống, đi lại. Đây là chi phí cố định hàng tháng, bạn có thể ghi lại để tiết kiệm tối đa các loại chi phí xuống còn 50%.

- 30% thu nhập dành cho chi phí sinh hoạt: Bao gồm các chi phí như mua sắm, giải trí, chi phí phát sinh khác. Những chi phí này không cố định hàng tháng, vì vậy bạn nên cân nhắc giảm các chi phí này xuống mức thấp nhất có thể.

- 20% thu nhập để tiết kiệm: Khoản tiết kiệm này có thể giúp bạn tránh tình huống rủi ro, bất ngờ. Trong thời gian đầu khi học cách quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể tiết kiệm từ 10-15%, sau đó tăng dần mức tiết kiệm cho các tháng sau.

Quy tắc 50/20/30 chia nhỏ thu nhập thành 3 nhóm chính, dựa trên nhu cầu cơ bản và thực tế (Nguồn: Internet)

 

3.2. Quy tắc 6 cái lọ
Quy tắc 6 cái lọ được sáng tạo bởi Harv Eker giúp bạn quản lý chi tiêu chi tiết nhất. Quy tắc này để quản lý tổng thu nhập của mỗi người và được chia thành 6 cái lọ với tỷ lệ phù hợp và sử dụng với các mục đích khác nhau. Nếu tổng thu nhập của bạn là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ:


Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập)
Đây là lọ phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn và gia đình như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất giúp bạn dễ dàng biết được giới hạn chi tiêu và thay đổi lối sống cho phù hợp.


Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập)
Khoản tiền ở lọ này bạn sẽ dùng để tiết kiệm cho tương lai và dành cho các mục tiêu dài hạn cần phải chi trả một số tiền lớn như mua nhà, mua xe,…


Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập)
Mục đích của quỹ này để bạn dành cho việc học hành của bạn hoặc con cái. Điều ý nghĩa của khoản tiền này là bắt buộc bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình bởi đầu tư vào kiến thức thì bạn sẽ càng sinh lời và không bao giờ sợ lỗ.


Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập)
Khoản tiền này bạn sẽ dành để chăm sóc bản thân cho bản thân sau những ngày làm việc và học tập vất vả. Bạn có thể sử dụng tùy thích quỹ này với ý nghĩa làm bản thân cảm thấy thoải mái hơn.


Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập)
Quỹ này để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán, hùn vốn để làm ăn với bạn bè hoặc thậm chí là mở công ty riêng của mình. Tuy chiếm chỉ 10% thu nhập nhưng nếu biết cách đầu tư hợp lý thì lợi nhuận bạn có thể đạt được lên đến 10-15%.


Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập)
Khoản tiền cuối cùng để bạn sử dụng để làm từ thiện giúp đỡ người khác hay đóng góp cho lợi ích cộng đồng. Quỹ này có thể giảm xuống 5% nếu như bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn nhưng phải nhớ luôn dành ra một khoản để giúp đỡ người khác.

Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính nổi tiếng được đề xuất bởi tác giả T. Harv Eke (Nguồn: Internet)

 

3.3. Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn
Một nguồn thu nhập ổn định sẽ giúp bạn tồn tại và trang trải cho cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, để hướng tới cuộc sống khỏe, tự do tài chính và luôn chủ động về chuyện tiền bạc trong mọi trường hợp bất ngờ thì tốt nhất bạn nên có thêm nhiều nguồn thu nhập. Có rất nhiều người tự tin suy nghĩ rằng chỉ cần có một công việc với mức lương ổn định là có thể an tâm trong cuộc sống. Mặt khác, cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ có những biến cố xảy đến bất ngờ không thể lường trước được. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào một nguồn thu nhập sẽ đem đến rất nhiều rủi ro.
Bạn nên học cách kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, làm nhiều công việc có nghĩa là bạn cần biết cách sắp xếp và cân bằng thời gian hợp lý. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp kiếm tiền lời nhanh mà không tốn nhiều thời gian. Bạn có thể học cách đầu tư để gia tăng thu nhập mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

3.4. Lập kế hoạch và theo dõi ngân sách rõ ràng
Việc lập kế hoạch tài chính rõ ràng là một quy tắc quản lý tài chính cá nhân mà ai cũng nên có, bởi có một kế hoạch theo dõi ngân sách rõ ràng sẽ giúp bạn có kiểm soát được dòng tiền. Hầu hết, những người có tài chính khá giả họ sẽ tự do tài chính bằng cách dành thời gian để theo dõi chính xác cách họ tiêu tiền và đưa ra một kế hoạch chi tiêu tiết kiệm tiền được cải thiện.
Bạn nên dành một vài tháng để theo dõi tất cả chi tiêu của bản thân và xem dòng tiền của mình sẽ chi trả cho những khoản nào. Ngoài ra, việc giữ một cuốn sổ ghi chép bên mình để ghi lại các khoản thanh toán bằng tiền mặt, và xem lại bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê thẻ tín dụng cho các chi phí khác. Trong cuốn sổ, bạn hãy cố gắng liệt kê tất cả các mục tiêu của bản thân (chẳng hạn như tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu mỗi tháng) và ưu tiên tất cả các khoản chi tiêu. Các danh mục như nhà ở, thực phẩm, tiện ích và tiền tiết kiệm nên được tính trước khi đi du lịch và các chi tiêu tùy ý khác từ đó lên kế hoạch để dự thảo ngân sách và bám sát nó.


3.5. Đầu tư 15% thu nhập vào tài khoản lương hưu tiết kiệm
Phương pháp tiết kiệm 15% thu nhập mỗi tháng hoặc mỗi năm để tiết kiệm cho quỹ lương hưu là phương pháp an toàn giúp bạn tránh được các rủi ro khi về già. Thậm chí, phương pháp này còn giúp bạn có một cuộc sống tự do tài chính, có thể nghỉ hưu sớm bất kỳ lúc nào mà không phải lo lắng. Khi về già khoản tiền này sẽ giúp bạn tự do, không phải dựa vào bất kỳ ai, không cần chu cấp từ con cháu,…
Số tiền đầu tư này được đánh giá là ổn định, lâu dài. Ngoài ra, bạn cũng cần tự tạo áp lực cho mình để không rút tiền ra trước khi về hưu dù kẹt tiền đến đâu chăng nữa vì đây là khoản “để dành” cho tương lai.
Trên đây là một vài chia sẻ bổ ích về tài chính mà Mcredit muốn gửi gắm đến cho bạn. Mcredit mong rằng những thông tin này sẽ là hành trang cần thiết để bạn có cái nhìn tổng quát và thực tế về cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp.


Để được giải đáp mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Phòng Dịch vụ khách hàng Mcredit:
Hotline: 1900636769 - Website: www.mcredit.com.vn - Fanpage: McreditVietnam

Tin Tức

#McerTalks | GIÁM ĐỐC PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG SỐ MCREDIT “TÔI LÀM VIỆC VỚI MONG MUỐN MANG LẠI GIÁ TRỊ CHO CỘNG ĐỒNG”

Với chị Nguyễn Trang Ly, Giám đốc Phát triển Ứng dụng số Mcredit, bí quyết để thành công là luôn có một kim chỉ nam trong công việc: Làm việc vì khách hàng, làm việc vì công ty và mục tiêu xa nhất là mang lại giá trị cho cộng đồng.

Xem chi tiết

#McerTalks | “BÓNG HỒNG” ĐẦY NHIỆT HUYẾT CỦA KHỐI THU HỒI NỢ

Tác phong nhanh nhẹn, sự tự tin, năng động, “miệng nói tay làm” và một cuộc sống đầy sắc màu là những đặc điểm không lẫn vào đâu của Đào Thị Thúy trong mắt mọi người khiến cô gái này trở nên thật đặc biệt.

Xem chi tiết

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.